Mục tiêu kinh doanh F&B – khởi đầu dự báo thành công của thương hiệu

Đứng trước quyết định khởi nghiệp kinh doanh bất kỳ một mô hình nào, kể cả với F&B việc xác định mục tiêu kinh doanh là vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo, mọi hoạt động về sau luôn bám sát với lộ trình đã được lựa chọn. Sự điều chỉnh xuyên suốt quá trình vận hành cũng sẽ dựa vào mục tiêu kinh doanh F&B để thực hiện. Bởi vậy, trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk xin chia sẻ với bạn cách thức xác định mục tiêu kinh doanh F&B, đầy đủ, chi tiết và dễ áp dụng nhất.

mục tiêu kinh doanh

1. Mục tiêu kinh doanh F&B là gì? Tại sao phải đặt ra mục tiêu khi kinh doanh F&b

Kinh doanh F&B là một cụm từ rất phổ biến hiện nay, đây là từ viết tắt của cụm “Food and Beverage Service”. Cụm từ này có thể được hiểu là dịch vụ trong nhà hàng và quầy đồ uống. Định nghĩa trong ngành F&B và dịch vụ của ngành F&B cũng từ đây mà ra. Chủ nhà hàng có thể hiểu đơn giản đây là ngành của dịch vụ bao gồm nhà hàng, khách sạn, những khu du lịch, khu nghỉ dưỡng và quầy ăn uống. Kinh doanh F&B cũng chính là kinh doanh các lĩnh vực về nhà hàng, ăn uống và lĩnh vực ẩm thực. Doanh nghiệp F&B là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.

mục tiêu kinh doanh F&B

Mục tiêu kinh doanh F&B là những đích đến cần đạt được khi kinh doanh F&B (Ví dụ: mở chuỗi 4 cửa hàng trong năm 2022, hoặc trở thành một trong những mô hình kinh doanh thuộc top thị trường hoặc mục tiêu tăng trưởng về doanh số, lợi nhuận…)

Vì kinh doanh F&B là kinh doanh liên quan đến lĩnh vực ẩm thực nên có rất nhiều phạm trù xoay quanh nó. Điều đó đòi hỏi bạn khi kinh doanh F&B cần phải có mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu kinh doanh giúp bạn định hướng được hiệu quả hoạt động kinh doanh nhà hàng và xây dựng lên được phong cách thương hiệu riêng. Mục tiêu cũng sẽ giúp chủ nhà hàng có ý chí kiên định hơn trong kinh doanh đầy rủi ro của ngành F&B.

2. Những lưu ý quan trọng khi đặt ra mục tiêu kinh doanh F&B

2.1. Đặt mục tiêu ngay từ đầu 

Khởi nghiệp trong ngành F&B là một hành trình dài và nó cần có nhiều sự tích lũy cũng như những kinh nghiệm qua từng thời kỳ. Vì thế bạn để có thể vững tin trên con đường này buộc phải có lộ trình phát triển và những kế hoạch chi tiết, cụ thể cho mỗi giai đoạn nhất định. Chủ nhà hàng phải biết được mình muốn làm gì, xây dựng thương hiệu này cho ai và mục tiêu hướng đến chủ yếu là điều gì. Một mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu sẽ giúp bạn có ý chí, lòng tin, định hướng được con đường đi dài hạn của mình trong hoạt động kinh doanh.

mục tiêu kinh doanh f&B

Mục tiêu ban đầu của bạn có thể là những mục tiêu nhỏ về doanh số, về tệp khách hàng, về một sự phát triển nhà hàng phát đạt trong 5 năm tới. Nhưng bạn cũng có thể đặt mục tiêu kinh doanh lớn ngay từ đầu với tầm nhìn sâu rộng đó là mở một chuỗi kinh doanh nhà hàng khắp đất nước, xây dựng thương hiệu trên trường quốc tế. Dù mục tiêu của bạn là gì hãy lập nó thành kế hoạch và dựa vào tiềm lực bản thân để lựa chọn mục tiêu phù hợp để phát triển.

2.2. Luôn theo đuổi mục tiêu

Mục tiêu là điều được đặt ra hàng đầu khi kinh doanh nhà hàng. Mục tiêu đó sẽ gắn với những kế hoạch cụ thể. Việc luôn theo đuổi mục tiêu là điều bắt buộc mà chủ nhà hàng nào cũng cần phải lưu ý. Nếu bạn chỉ đặt những mục tiêu ra và để đấy, không tâm huyết cố gắng tiến hành mục tiêu đó thì bạn sẽ không thành công được. Khi bạn luôn xây dựng ra những mục tiêu mới mà không triển khai, những mục tiêu ấy sẽ chẳng bao giờ thực hiện được và bạn sẽ luôn làm mọi việc dang dở. Điều dĩ nhiên là cái gì dang dở thì không thể thành công được.

2.3. Ứng phó với những sự cố xảy ra

Trong kinh doanh F&B rủi ro là điều thường thấy và vô cùng bình thường. Nhiều người khởi nghiệp đến tận lần thứ tư, thứ năm họ mới có thể thấy được triển vọng một chút. Đối với mỗi chủ nhà hàng thì qua một lần thất bại họ sẽ lại nhận ra một bài học nào đó cho riêng mình. Điều dĩ nhiên rủi ro là thứ không hề dễ dàng với bất kì một ai cả và ai khi kinh doanh cũng đều muốn thành công cả. Vì thế nên chủ nhà hàng để đối phó với những điều này, bạn phải có cho mình một kế hoạch cụ thể. Những phương án phòng ngừa cần được lên kế hoạch từ trước. Ngoài ra chủ nhà hàng nên có cho mình một số tiền phòng vào những trường hợp khẩn cấp. Một trong những tình huống khi kinh doanh nhà hàng bạn sẽ gặp phải:

  •  Khách hàng không hài lòng với món ăn. 
  • Xảy ra xích mích giữa nhân viên và khách hàng.
  • Bị đối thủ chơi xấu.
  • Món ăn của nhà hàng bị phản hồi tiêu cực…

Đây là những điều chắc chắn sẽ xảy ra và bất kì một nhà hàng nào cũng sẽ gặp phải. Vì thế nên việc chuẩn bị kỹ càng và có những kế hoạch phù hợp là điều vô cùng quan trọng giúp nhà hàng bạn giải quyết những vấn đề đó một cách êm đẹp.

>> Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả với 8 bước <<

3. Các loại mục tiêu kinh doanh F&B

Mục tiêu kinh doanh F&B sẽ bao gồm nhiều hạng mục khác nhau sau đây:

3.1. Mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh sẽ bao gồm những mục tiêu liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà hàng:

  • Doanh số (Brand Sales)

 Doanh số có thể hiểu một cách đơn giản chính là toàn bộ những lượng sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng bán ra được trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó có thể là theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo cả một năm và được gọi chung với cái tên là kỳ kế toán. Nhà hàng để đánh giá được sự phát triển như thế nào thì người ta chỉ cần nhìn vào doanh số mà nhà hàng bán được. Doanh số càng cao thì nhà hàng đó càng phát triển. Doanh số có thể đánh giá được chiến lược kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của nhà hàng có hợp lý hay là không. Doanh số càng cao thì càng chứng minh được sự phát triển đi lên và phát đạt của nhà hàng là đúng mục tiêu đã đề ra.

mục tiêu kinh doanh F&B

  • Thị phần (Brand Share)

Thị phần chính là thuật ngữ chỉ thị phần của nhà hàng. Đây là một định nghĩa vô cùng quan trọng hiện nay trong ngành F&B, cụ thể đây là tỉ lệ phần trăm của thị trường doanh nghiệp nhà hàng chiếm lĩnh được và là sự phân chia thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau. Việc đặt ra mục tiêu để cạnh tranh thị trường lớn là điều vô cùng quan trọng với các nhà hàng trong ngành F&B. Thị phần càng lớn nghĩa là sức ảnh hưởng trên thị trường lại càng cao. Thị phần hiện nay có thể được tính như sau:

Thị phần = Tổng số doanh thu bán được của nhà hàng : tổng số doanh thu bán ra cho thị trường. Đây là công thức phổ biến và được các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều trong phương thức kinh doanh của mình. 

  • Tăng trưởng (Brand Growth)

Tăng trưởng chính là tỷ lệ phát triển của nhà hàng. Ta có thể lấy một ví dụ đơn giản như trong dịch Covid 19, các nhà hàng đã bị chịu tác động rất lớn từ đại dịch này. Tuy nhiên sau dịch covid 19 các nhà hàng trong ngành F&B lại có dấu hiệu tăng trưởng trở lại và thích ứng với thị trường trong cuộc sống mới. Theo số liệu thống kê từ ngành F&B cho biết, họ tính đến hết tháng 3 năm 2022 doanh thu ngành F&B đã tăng lên gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái. Một nhà hàng phát triển trong ngành F&B, bạn phải đặt ra được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Điều đó nghĩa là bạn cần luôn giữ một mức tăng ổn định và không thay đổi lên xuống dưới tác động của thời gian cho nhà hàng mình. Tăng trưởng cũng chính là một thước đo quan trọng để so sánh trong ngành F&B với các doanh nghiệp với nhau. 

  • Lợi nhuận (Brand Profit)

Lợi nhuận được tính bằng số tiền vốn bỏ ra (bao gồm tất tần tật từ tiền mua nguyên liệu, thuê nhân công, thuê mặt bằng,…) trừ đi số tiền đã bán ra sẽ bằng lợi nhuận thu về được. Chủ nhà hàng phải đặt ra được mục tiêu lợi nhuận cho nhà hàng của mình. Lợi nhuận càng cao thì nhà hàng sẽ càng phát triển. Khi nhà hàng có lợi nhuận lớn, việc mở rộng quy mô hay phát triển thêm cũng là điều vô cùng dễ dàng. 

3.2. Mục tiêu marketing

Mục tiêu marketing là mục tiêu nhà hàng đề ra nắm bắt thị trường bao gồm 2 mục tiêu như:

mục tiêu marketing F&B

  • Market Penetration (mức độ khi thâm nhập thị trường của sản phẩm): Mức độ thâm nhập thị trường được tính bằng số lần khách hàng dùng bữa tại nhà hàng. Đây chính là yếu tố đề cập đến việc nhà hàng có bán thành công những món ăn của mình hay không. Nó thường được sử dụng để đo lường bằng với số lượng bán hàng của một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định.
  • Thay đổi hành vi tiêu dùng của thực khách (dựa trên tần suất mua hàng, mức tiêu thụ, lựa chọn và mức độ trung thành của khách): Thay đổi hành vi tiêu dùng là điều dễ dàng nhìn thấy được trong phát triển kinh doanh ngành F&B. Việc giữ chân khách hàng là rất quan trọng vì thế nên hãy đưa ra những chiến lược, những chương trình phù hợp để có thể giữ chân khách hàng của mình.
  • Mục tiêu truyền thông xoay quanh các yếu tố như: nhận biết thương Hiệu (Brand Awareness), thuộc tính thương hiệu (Key Attributes). Hiện nay có rất nhiều thương hiệu đã làm tốt điều này. Ví dụ như khi nhắc đến gà rán người ta sẽ nghĩ ngay đến KFC, Jollibee,… hay nhắc đến những cửa hàng trà sữa, cafe người ta sẽ nghĩ ngay đến Starbuck, Highland… Đó chính là thành công của một thương hiệu khi người ta đã tạo ra được sự phổ cập và xây dựng được niềm tin thương hiệu trong lòng của người tiêu dùng.
  • Chất lượng sáng tạo và hiệu quả qua các kênh truyền thông: Nếu như nhà hàng nào cũng có cách truyền thông như nhau thì không có nhà hàng nào nổi bật được hơn nhà hàng nào cả. Bạn hãy sáng tạo và vạch ra những chiến lược khác nhau, để nhà hàng của bạn có thể phát triển hơn. Sáng tạo trong truyền thông là yếu tố cực kỳ quan trọng và cần thiết để tạo ra sự nổi bật trong thị trường kinh doanh khốc liệt này.

4. Kết luận

Mục tiêu kinh doanh F&B là mục tiêu mà chủ nhà hàng nào cũng cần có. Mục tiêu giúp chủ nhà hàng nhìn đúng hướng, nhà hàng có hoạt động kinh doanh rõ ràng, cụ thể, đúng đắn. MISA CukCuk hy vọng với những thông tin về mục tiêu kinh doanh, chủ nhà hàng sẽ có thể vạch ra được những kê hoạch, những mục tiêu kinh doanh riêng cho mình.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023