Nhân viên marketing nhà hàng: mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng, phúc lợi

Vai trò của nhân viên marketing trong nhà hàng liệu có quan trọng không? Chức năng của nhân viên marketing cụ thể là gì? Quản lý có thể kiêm nhiệm hoạt động này không? Chế độ đãi ngộ cũng như mô tả công việc cụ thể của nhân sự này là gì? Tất cả vướng mắc trên sẽ được MISA CukCuk giải đap trong nội dung dưới đây.

kinh doanh quán cafe

1. Nhân sự marketing là ai? Vai trò của họ trong nhà hàng?

Nhân sự marketing trong nhà hàng là những người sẽ thực hiện lập các bản kế hoạch về tuyển dụng, quảng bá hình ảnh thương hiệu nhà hàng, các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng và thực hiện các bản kế hoạch ấy. Từ những công việc đó ta thấy được vai trò của họ là rất quan trọng trong kinh doanh nhà hàng.

Vị trí này thông thường ở những nhà hàng quy mô vừa và nhỏ sẽ do một mình chủ nhà hàng làm. Nhưng một người chủ nhà hàng khi muốn đẩy nhanh độ nhận diện thương hiệu và phát triển nhà hàng thành chuỗi sẽ cần đến vị trí nhân viên này. Một vài nhà hàng thì lựa chọn thuê bên thứ 3 để làm công việc quảng bá hình ảnh này. Nhưng bên thứ 3 thì sẽ không đào tạo nhân viên phục vụ và chăm sóc khách hàng được. Điều này cho thấy vị trí nhân viên marketing nhà hàng nên có trong nhà hàng để họ luôn đồng hành phát triển nhà hàng.

Hoạt động marketing nhà hàng

2. Bản mô tả công việc của nhân viên marketing nhà hàng

2.1. Xây dựng hình ảnh thương hiệu nhà hàng, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình khuyến mãi

a. Lập kế hoạch phát triển thương hiệu

Nhân viên marketing nhà hàng để có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu nhà hàng cần có kế hoạch nghiên cứu thị trường. Bản kế hoạch sẽ dựa trên tiêu chí mức độ hài lòng của khách về các dịch vụ nhà hàng đang cung cấp, mức độ nhận diện thương hiệu của khách với nhà hàng.

b. Lập kế hoạch xúc tiến bán

Nếu khách hàng có mức độ hài lòng với nhà hàng tốt, mức độ nhận ra thương hiệu nhà hàng cao thì bản kế hoạch nên tập trung vào mảng chương trình khuyến mãi, tri ân và vẫn có cả quảng cáo nhà hàng. Nhưng nếu độ nhận diện thương hiệu còn thấp, khách hàng chưa có hoặc chưa hài lòng với dịch vụ nhà hàng thì bảng kế hoạch nên đẩy mạnh việc quảng cáo hình ảnh nhà hàng, món ăn đặc biệt của nhà hàng kèm theo chương trình khuyến mãi lớn.

chiến lược marketing của GrabFood

c. Liên tục cập nhật, nghiên cứu thị trường

Ngoài ra, người nhân viên marketing nhà hàng cần nghiên cứu cả đối thủ cạnh tranh của nhà hàng mình. Vì khi bạn có kế hoạch làm gì đó, thì đối thủ cũng sẽ không thể đứng yên, việc phân tích nghiên cứu giúp nhà hàng đón đầu lợi thế cạnh tranh. Từ những thế mạnh, điểm yếu của nhà hàng bạn so với đối thủ, bạn sẽ thấy được tiềm năng triển khai các chiến dịch đạt thành công đến đâu. Bên cạnh những kế hoạch chính bạn cũng cần có thêm từ 2 – 3 bản kế hoạch phụ thay thế. Điều này sẽ khiến bạn tự tin đối mặt với các tình huống xấu.

d. Triển khai chiến dịch marketing theo mùa vụ

Sau khi bạn đã có bản kế hoạch chi tiết hãy trao đổi nó với mọi thành viên trong nhà hàng để chuẩn bị cho việc triển khai chiến dịch được trơn tru nhất. Việc trao đổi cũng sẽ khiến bạn có thêm một vài ý tưởng từ mọi người góp ý để kế hoạch được thành công nhất. Bạn hãy bố trí sắp xếp mỗi người, mỗi việc từ việc nhỏ nhất để công việc được đảm bảo tính chặt chẽ. Một cách mà để chiến dịch của bạn thành công hơn đó là hãy chọn ngày đặc biệt dễ nhớ như 2/2, 3/3, 4/4,… để giúp khách hàng ghi nhớ tốt hơn mốc chiến dịch áp dụng.

nhân viên marketing nhà hàng

Ngoài ra dù là sử dụng kênh quảng cáo nào hãy cố gắng làm nổi bật mốc chiến dịch và địa điểm chiến dịch tổ chức với nguyên tắc “cái gì quan trọng thì được nhắc nhiều lần”, tạo hiệu ứng thôi miên não bộ. Ví dụ: trên loa nhà hàng lúc nào khách đi qua cũng văng vẳng “ngày 4/4 ưu đãi khủng tại Tocotoco Long Biên ưu đãi ngập tràn… trên tờ rơi ngày 4/4 to đùng bên cạnh logo quán và chữ ưu đãi ngập tràn… thì đến ngày 4/4 khách sẽ được não bộ nhắc nhở hãy đến Tocotoco Long Biên. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tiêu chí phù hợp ngân sách của nhà hàng.

Sau những ngày đặc biệt để quảng bá hình ảnh, bạn còn tạo tương tác thường xuyên trên trang mạng xã hội của nhà hàng bằng những hình ảnh sự kiện được tổ chức, hình ảnh món ăn, đồ uống ngon ăn, các bài viết PR nhà hàng…

>> Tải ngay 10+ mẫu kế hoạch marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe…<< 

2.2. Truyền thông nội bộ

Bên cạnh các hoạt động truyền thông, giúp hình ảnh nhà hàng được lan tỏa đến nhiều khách hàng hơn, truyền thông trong chính đội ngũ nhân sự để hiểu về văn hóa, biết về sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp, từ đó hiểu hoạt động kinh doanh của nhà hàng, gắn bó với công việc lâu dài và cố gắng phấn đấu trong công việc nhiều hơn. Vai trò truyền thông nội bộ đồng thời cũng gắn bó nhân sự trong công ty. Các hoạt động teambuilding, tổng kết cuối năm, các hoạt động đào tạo nhân sự.

2.3. Chăm sóc khách hàng

Đây cũng là một trong những công việc của nhân viên marketing nhà hàng. Ở công việc này bạn sẽ cần cập nhật những thông tin dữ liệu của khách hàng vào hệ thống quản lý. Việc này để bạn nắm bắt được thông tin của khách hàng cũ, thân thiết để lên kế hoạch chăm sóc. Bạn có thể lên kế hoạch gửi lời chúc mừng khách những dịp đặc biệt như sinh nhật khách, Lễ, Tết,… Ngoài ra, bạn cũng cần nó để có kế hoạch gửi thông tin các chương trình khuyến mãi, những voucher tri ân khách hàng hoặc thông báo về những thay đổi cần thiết của nhà hàng. 

Song song với việc chăm sóc khách hàng cũ là việc chăm sóc khách hàng mới. Trên các kênh truyền thông đại chúng của nhà hàng như facebook, zalo, google, linkedin… bạn cần phải thường xuyên cập nhật những tin quảng cáo giới thiệu món ăn, đồ uống, combo các dịch vụ. Nhất là thông tin về menu để khách tiện liên hệ đặt món. Một trong những điều mà bạn cần hết sức phải chăm sóc đó là những phản hồi của khách.

Nhân viên marketing nhà hàng, chăm sóc khách hàng

Bạn cần giải quyết những vấn đề khúc mắc mà khách phản hồi. Ngoài ra đối với những phản hồi tiêu cực, bạn hãy lắng nghe khách và xoa dịu khách. Đối với những phản hồi khen, bạn đừng vội mừng mà bạn hãy thật khiêm tốn và cảm ơn khách. Điều này sẽ cho cả những khách khác cũng có ấn tượng tốt về nhà hàng bạn và tạo được thiện cảm sẽ thúc đẩy sự gia tăng đến nhà hàng của họ. 

>> Đây là lý do khiến tôi sử dụng công cụ chăm sóc, quản lý khách hàng <<

3. Mức lương của nhân viên marketing nhà hàng

Trước đây, một số nhà hàng không chú trọng tới hoạt động marketing hoặc thường tự kiêm nhiệm phần việc quản lý nhà hàng. Điều này giúp nhà hàng tiết kiệm và tận dụng nguồn lực sẵn có nhưng lại vô tình khiến khối lượng công việc của quản lý dồn thêm, đôi khi sẽ không thể đảm bảo hoàn thành các đầu việc tốt. Quan trọng hơn, với các nhân sự có chuyên môn, định hướng marketing nhà hàng của họ cũng sẽ bám sát thị trường đồng thời áp dụng các hoạt động marketing hiệu quả cho nhà hàng.

Với các vị trí marketing trong nhà hàng, tùy thuộc vào năng lực và vị trí đảm nhiệm kèm theo số năm kinh nghiệm, mức lương của các nhân viên marketing nhà hàng thường rơi vào 8 – 15 triệu đối với cấp bậc chuyên viên marketing thông thường. Một số nhà hàng, quán cafe lớn theo hệ thống chuỗi, nhượng quyền bộ phận marketing có thể có nhiều hơn một nhân sự. Thậm chí vẫn sẽ có các vị trí theo từng chức năng chuyên môn như: PR, Digital Marketing, Social Media.. Tương ứng với các vị trí này, nhà hàng cũng sẽ có mức chi trả lương dựa theo đóng góp cụ thể.

4. Tạm kết

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông, nhân sự marketing đóng một vai trò vô cùng lớn tại các nhà hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng. Hy vọng với những gì MISA chia sẻ về công việc của nhân sự kinh doanh sẽ giúp chủ quán có được sự thành công.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023