Có nên mở quán cafe trong hẻm? Lời khuyên từ dân kinh doanh lâu năm

Việc tìm kiếm mặt bằng thuộc các mảnh đất “vàng” tại các thành phố lớn không còn dễ dàng, mở quán cafe trong hẻm được xem là một lựa chọn không tồi. Một số mô hình cafe trong hẻm vẫn tạo được dấu ấn riêng biệt, khách hàng tìm đến và thưởng thức từ đó truyền tai nhau. Thị trường cũng chứng kiến sự thành công của không ít mô hình cafe trong hẻm, phát triển thành hệ thống, chuỗi với xuất phát điểm nhờ những ly cafe nhỏ bé trong căn ngõ nhỏ. Nếu anh chị đang ấp ủ dự định mở quán cafe, bài viết dưới đây của MISA CukCuk sẽ giúp anh chị hiểu rõ hơn về cách để mở quán cafe trong hẻm thành công.

mở quán cafe trong hẻm

1. Xu hướng kinh doanh cafe gần đây

Dịch Covid đã khiến người dùng thay đổi thói quen ăn uống và hình thành cho họ những thói quen sinh hoạt mới. Những ngày giãn cách, việc đi cafe, gọi đồ uống để thưởng thức trở nên xa vời. Hậu dịch, những thói quen đó lại được xây dựng lại, tiếp tục. Các điểm hẹn hò, tụ tập, đặc biệt là những quán cafe lại trở nên đông vui nhộn nhịp trở lại. Bên cạnh những quán cafe hiện đại, khang trang mở tại những mặt phố đắc địa nhất, những căn ngõ nhỏ, an yên vẫn có những quán cafe có nét riêng, chậm rãi. Những thực khách tìm cho mình nơi chốn trò chuyện thoải mái, thư giãn và yên tĩnh, không thích sự xô bồ, chật chội lại chính là tín đồ của những nơi chốn cafe riêng tư như vậy.

Xu hướng thưởng thức cafe giờ đây đặt chất lượng đồ uống là ưu tiên. Họ có thể sẵn sàng thưởng thức một ly cafe thơm ngon trong ngõ, vì hương vị gây thương nhớ. Thậm chí, việc tìm được một quán riêng, hợp gu cafe nằm trong những căn hẻm lại là một niềm thích thú của họ. Cũng có những mô hình đánh trúng thị hiếu, về không gian riêng tư, không ồn ào, náo nhiệt để lựa chọn là điểm mạnh của mô hình mình cũng nhận được sự yêu thích của rất nhiều bạn trẻ.

2. Ưu, nhược điểm của các quán cafe mở trong hẻm

2.1. Những ưu điểm của việc mở quán cafe trong hẻm

  • Chi phí phải trả cho mặt bằng phải chăng. Do đặc thù các mô hình này không đặt tại các mặt đường, nơi có thể thuận tiện và dễ dàng tìm thấy, nên việc thương lượng với chủ nhà về mức giá cho thuê phần nào dễ thở hơn so với những mặt bằng nằm tại các khu vực trung tâm, sầm uất.
  • Mặt bằng có diện tích rộng đủ để chủ đầu tư có thể dễ dàng trang trí, sang sửa và thiết kế không gian theo concept mình mong muốn. Điều này sẽ khó thực hiện hơn nếu mặt bằng của bạn nằm ở những khu vực đông đúc phương tiện di chuyển, để hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng trong quá trình sang sửa

mở quán cafe trong hẻm

  • Một trong những lợi thế so với các mặt bằng khác là những quán cafe trong hẻm thường ít có sự cạnh tranh so với các quán ở khu vực xung quanh
  • Khách hàng của anh chị một khi đã ưa thích không gian yên tĩnh, không xô bồ ắt hẳn sẽ quay trở lại với không gian quen thuộc nếu chất lượng và dịch vụ của quán làm họ hài long thay vì việc tìm đến một không gian náo nhiệt hơn.

2.2. Những điểm còn hạn chế khi mở quán cafe trong hẻm

  • Lượng khách hàng vãng lai sẽ ít hơn rất nhiều so với các mô hình kinh doanh có mặt bằng tại các khu vực mật động giao thông cao
  • Mở quán cafe trong hẻm là một bài toán không đơn giản, để duy trì và tìm kiếm khách hàng đến quán càng không đơn giản. Đầu óc nhanh nhạy với thị trường, nắm bắt trúng thị hiếu và hiểu được những gì khách hàng mong muốn, điều đó mới có thể giúp mô hình đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt cũng tốc độ phát triển và đào thải của thị trường.

3. Đối tượng nào phù hợp với việc mở quán cafe trong hẻm

Tuy những quán cafe trong hẻm có thể tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng hơn so với những mô hình bên ngoài mặt đường, tuy nhiên việc đầu tư sang sửa lại không gian, nội thất quán sao cho thật sự ấn tượng cũng tốn của chủ đầu tư không kém ngân sách. Bởi lẽ, nếu về địa điểm không thực sự thuận tiện, khách hàng sẽ kỳ vọng một mô hình có không gian, gu kiến trúc riêng, thu hút, bắt mắt… Bởi vậy, nếu chủ quán là người có gu thưởng thức cafe với đặc thù về không gian tương tự những mặt bằng trong hẻm cùng với đó là sự nhạy bén về thị trường, chắc chắn anh chị hoàn toàn có thể mở được quán cafe trong hẻm với chi phí từ 200 triệu trở lên. 

mở quán cafe hẻm

Mô hình cafe trong hẻm có thể không phù hợp lắm với những địa điểm ngoại ô hoặc những vùng nông thôn. Đây cũng là điểm yếu của mô hình dạng này khi thói quen tiêu dùng của người dân ở những khu vực này cũng hoàn toàn khác với những khu vực thành thị. 

4. Kinh nghiệm lựa chọn và thi công mặt bằng cafe trong hẻm

 4.1. Kinh nghiệm lựa chọn

  • Ưu tiên những mặt bằng rộng rãi, thoáng mát, khu vực để xe thuận tiện, thoải mái
  • Không nên chọn mặt bằng nằm quá sâu, đường đi khó nhớ, khiến khách hàng không thể dễ dàng tìm kiếm quán một cách nhanh chóng
  • Vị trí của quán cần nằm tại khu vực đường 2 chiều, giao thông thông thoáng
  • Cân nhắc khi đi khảo sát mặt bằng về điều khoản cho thuê, các hoạt động sửa chữa, trang trí
  • Nên đến quán vào thời gian buổi sáng và buổi tối để nhận biết tình hình an ninh, mật độ dân cư cũng như hoạt động và tần suất qua lại của mọi người tại khu ngõ đó.
  • Thời hạn hợp đồng cũng nên đề cập rõ về ý định thuê lâu dài để hoạt động kinh doanh của quán không gặp sự xáo trộn và biến động về địa điểm. Bởi lẽ, ngân sách dành cho hoạt động sửa chữa và thi công mặt bằng mới cũng tốn kém không ít chi phí của chủ đầu tư.

4.2. Kinh nghiệm thi công

  • Với những chủ đầu tư có ý định mở quán cafe trong hẻm, việc chuẩn bị nội thất các chỉn chu thường sẽ là yếu tố thu hút khách hàng nhiều nhất. Làm thế nào để định hình quán của mình có một phong cách đồng nhất, lôi cuốn và bắt mắt. Cân nhắc việc tham khảo các concept đang được ưa chuộng hiện nay như vintage, retro, rustic…
  • Tùy vào từng phong cách quán mà nội thất nên được lựa chọn và sắp xếp hợp lý, cùng tone màu. Thay vì việc sắp đặt quá nhiều vật dụng trang trí, việc lựa chọn tối giản, làm rộng không gian để thực khách cảm thấy thoải mái, không bị ngột ngạt, bí ở không gian bên trong.

kinh nghiệm thiết kế quán cafe trong hẻm

5. Kinh nghiệm mở và vận hành quán cafe trong hẻm

5.1. Ưu tiên số 1 về chất lượng đồ uống

Đây cũng là điều khó thực hiện nhất, đặc biệt là với những tín đồ của cafe. Gu cafe của mỗi người là khác nhau, cách pha chế của những barista cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu nhớ về câu chuyện của bún “mắng”, cháo “chửi” chắc chắn anh chị không thể quên việc thực khách sẵn sàng xếp hàng dài, chấp nhận nghe những tiếng “mắng” và chấp nhận thái độ phục vụ có phần lạ đời. Nhưng vì sao dù không mở ở mặt tiền, không quảng cáo, những mô hình đó vẫn có một lượng khách hàng đông đảo đến vậy? Điều đó chính nằm ở chỗ,  thực khách không tìm được quán ăn nào hợp khẩu vị của họ hơn quán đó. Việc này cũng giải thích cho sự ưu tiên hàng đầu khi kinh doanh một mô hình F&B đặc biệt là với cafe trong hẻm. Sự lan tỏa từ hương vị thơm ngon sẽ khiến thực khách truyền tai nhau ghé đến, thưởng thức. Đó cũng chính là cách mà những mô hình kinh doanh trong hẻm tồn tại và phát triển đến hiện tại.

thức uống thu hút khách hàng

5.2. Ưu tiên số 2 về không gian

Trong trường hợp, anh chị không thể tạo ra được thực đơn quá xuất sắc, thì việc để họ có thể nhâm nhi đồ uống, trò chuyện với bạn bè trong một không gian thoải mái, dễ chịu, tận hưởng giây phút thư giãn cũng là điều hoàn toàn ghi điểm với thực khách. Hãy tạo không gian quán của mình không phải là một mô hình lộng lẫy, hiện đại bậc nhất mà là không gian khách hàng cảm thấy thoải mái nhất.

 5.3. Chuẩn bị ngân sách cần thiết

Như đã trao đổi ở trên, số vốn cần đủ cho một mô hình kinh doanh cafe trong hẻm thường dao động từ 200 – 250 triệu do giảm tải được áp lực mặt bằng mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc xây dựng, cải tạo không gian. Trong đó

Chi phí Diễn giải Ngân sách dự kiến
Thiết kế, sang sửa mặt bằng Ngân sách tính theo quán cafe có diện tích cá sàn tổng là 60m2 60 – 70 triệu
Nội thất, công cụ dụng cụ Chi phí dành cho việc sắm sửa thiết bị, nội thất, dụng cụ 100 triệu
Marketing Quảng cáo trên Facebook, Instagram hoặc mời các food reviewer đến để trải nghiệm đánh giá thu hút thực khách đến quán 20 – 30 triệu
Nhân sự Tuyển từ 2 – 3 nhân sự/ ca làm việc 10 – 15 triệu
Chi phí phát sinh khác Phí dự phòng 10 triệu

6. Tạm kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk, anh chị đã có cái nhìn toàn cảnh hơn về việc mở quán cafe trong hẻm. Khi thị trường đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh với quy mô và chất lượng đầu tư lớn, việc những mô hình cafe trong hẻm để thành công cần rất nhiều nỗ lực thấu hiểu khách hàng, trải nghiệm của họ cũng như sự nhanh nhạy đón xu hướng, và hơn cả là một mô hình có sản phẩm ghi dấu ấn. Chúc anh chị kinh doanh thành công!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyện sản phẩm MISA: Hành trình Design Thinking và bí…
17/04/2024
Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống…
17/04/2024
Ra mắt MISA Inspirers – Series nội dung chia sẻ…
08/04/2024
Thủ tục đăng ký hoá đơn điện tử trên thiết…
17/04/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng tích hợp xuất hóa…
17/04/2024