Cách tạo bảng tính giá cost món ăn đơn giản, chính xác nhất

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn thì cần nhập rất nhiều nguyên vật liệu điều này khiến nhiều lúc chủ nhà hàng, nhân sự quản lý không thể nào quán xuyến được. Bên cạnh đó, anh/chị còn phải nắm bắt được rõ những chi tiêu, chi phí, thu chi một cách thật chính xác. Làm thế nào để quản lý tất cả những vấn đề đó? Và câu trả lời chính là lập bảng tính giá cost món ăn. Để có được những bảng tính giá cost món ăn chính xác nhất, mời anh/chị theo dõi bài viết sau. 

1. Giá cost món ăn (hay giá bán món ăn) là gì? 

Giá cost hay food cost là để chỉ giá bán của các món ăn ở nhà hàng. Để có được một giá cost của một món đồ ăn nào đó thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giá nguyên vật liệu, đồ dùng nấu ăn, chi phí quảng cáo, pr sản phẩm, lương cho nhân viên (chi phí nhân công) cùng các yếu tố khác liên quan đến việc tạo ra món ăn đó.

Việc tính toán giá cost món ăn quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe vì giúp anh/chị đánh giá được lợi nhuận và hiệu suất của mỗi món ăn. Nắm được giá cost, anh/chị có thể:

  • Xác định giá bán: Dựa trên giá cost, anh/chị quyết định giá bán cho món ăn sao có thể đảm bảo lợi nhuận hợp lý.
  • Theo dõi lợi nhuận: Giúp doanh nghiệp theo dõi lợi nhuận theo từng món ăn hoặc theo dõi từng danh mục món ăn.
  • Điều chỉnh công thức và quản lý nguyên liệu: Nếu giá cost quá cao hoặc tăng lên, anh/chị có thể xem xét điều chỉnh công thức món ăn hoặc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tốt hơn để giảm chi phí.
  • Quản lý lãng phí: Bằng cách theo dõi giá cost, anh/chị có thể tìm cách giảm lãng phí thực phẩm và tối ưu hóa sử dụng nguyên liệu.

Giá cost món ăn là yếu tố quan trọng trong quản lý kinh doanh F&B (nhà hàng, quán ăn, quán cafe) để đảm bảo sự cân đối giữa chi phí và lợi nhuận của mỗi món ăn. Tùy theo từng thời điểm khác nhau mà chúng ta sẽ phải linh hoạt thay đổi giá cost đồ ăn để mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho nhà hàng, quán cafe.

Giá cost món ăn hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn 

2. Những chi phí quan trọng cần chú ý trước khi làm bảng tính giá cost món ăn 

Khi lập bảng tính giá cost món ăn thì mọi người cần phải xem xét và chú ý những chi phí sau:

2.1. Chi phí trực tiếp

Chi phí trực tiếp là các loại chi phí liên quan đến số lượng thực phẩm tạo ra các món ăn, bao gồm: chi phí nguyên liệu,  chi phí gia vị, chi phí dụng cụ nấu ăn, nhà bếp.

2.2. Chi phí gián tiếp

Chi phí gián tiếp cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đối với giá cost món ăn như: Giá trị thương hiệu, chất lượng dịch vụ (thái độ phục vụ, cách chăm sóc những  khách hàng mới và khách hàng cũ,…), Chất lượng món ăn (ngon, vừa ăn những không để lại ấn tượng, không ngon).

Chi phí nhân công cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cost 

2.3. Chi phí nhân công

Nhân công có thể kể đến ở đây là: đầu bếp, phụ bếp, nhân viên order, nhân viên thu ngân, nhân viên phục vụ, bảo vệ , quản lý,… Đây là những vị trí quan trọng để tạo ra những món ăn, dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng. Chính vì vậy mà chi phí nhân công cũng nên được xem xét khi đưa vào tính giá cost. 

2.4. Chi phí khác

Các chi phí khác bao gồm khấu hao mặt bằng, trang thiết bị, chi phí tiếp thị, bán hàng…

MISA CukCuk gửi tặng anh chị các mẫu file tính cost nhà hàng miễn phí dưới đây (thay số dùng được ngay)

File excel tính giá cost món ăn

3. Các công thức tính thường sử dụng trong bảng tính giá cost món ăn 

Trong bảng tính giá cost món ăn, có một số công thức tính thường được sử dụng để xác định giá cost và theo dõi hiệu suất doanh số của các món ăn. Dưới đây là một số công thức phổ biến:

>> Xem thêm: Tải miễn phí file quản lý nguyên vật liệu bằng excel nhà hàng

3.1. Tính cost món ăn theo tỷ lệ % chi phí nguyên vật liệu.

Đây là một trong những cách tính phổ biến được nhiều chủ nhà hàng áp dụng nhất với công thức như sau: 

Giá cost món ăn = Chi phí nguyên liệu cấu thành món ăn/Tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm

Tùy theo chất lượng nhà hàng của anh/chị đạt tiêu chuẩn bao nhiêu sao để áp dụng tỷ lệ phần trăm cho giá cost món ăn thường thì tỷ lệ phần trăm được áp dụng cho chi phí nguyên vật liệu sẽ là 25% đến 35%. Một chút tip nhỏ rằng tỷ lệ phần trăm càng cao thì sẽ tạo cho khách hàng cảm giác giá của món ăn này rẻ điều đó thu hút được nhiều khách hàng hơn 

Ví dụ: Nhà hàng bán món bò nướng ngũ vị, trong đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho một suất ăn sẽ bao gồm:

  • Thịt bò: 100.000đ/phần
  • Món ăn đi kèm (khoai tây, salad, bánh mì, nước sốt theo yêu cầu) khoảng: 20.000đ

Khi đó, tổng chi phí nguyên liệu ban đầu cho một phần bò nướng ngũ vị sẽ là 120.000đ/phần/người. Nhu vậy, giá bán của món “bò nướng ngũ vị” sẽ được tính như sau:

Food cost = 120.000 / 35% = 343.000đ

Đây sẽ là mức giá được coi là hợp lý nhất để có thể mang lại lợi nhuận cho cửa hàng. Ngoài ra việc tăng giảm giá còn phụ thuộc và chi phí nguyên liệu thay đổi theo mùa.

Chọn cách tính giá cost phù hợp với loại hình kinh doanh 

3.2. Tính giá cost món ăn theo chi phí và lợi nhuận

Dựa vào chi phí để tính giá cost món ăn Dựa vào lợi nhuận để tính giá cost món ăn
 P = C + (I+V)/m + X 

Trong đó:

  • P: là giá sản phẩm
  • C: là giá vốn
  • I: chi phí marketing + chi phí vận hành
  • V: tiền thu hồi vốn và mức chi phí lãi ngân hàng/ cơ hội
  • m: hệ số dự trù doanh thu hàng tháng, m càng tăng thì lợi nhuận thu được càng nhiều
  • X: là mức lợi nhuận mong muốn
  V= (v+a.n.v)/n

Trong đó:

  • V: giá bán của sản phẩm
  • v: là vốn ban đầu
  • a: lãi suất ngân hàng khi vay vốn
  • n: dự trù số tháng sẽ lấy lại vốn

 

 

3.3. Tính cost món ăn theo đối thủ cạnh tranh

Tính cost món ăn theo đối thủ cạnh tranh là dựa vào mức giá của các món ăn nhà hàng đối thủ để cân đối với giá các món ăn của bên mình. Đây là cách tạo bảng tính giá cost thường gặp ở nhiều nhà hàng, quán ăn. 

Tuy nhiên, việc khảo sát giá của đối thủ nên mang tính chất tham khảo chứ không nên bắt chước vì mỗi nhà hàng có nguồn cung cấp nguyên vật liệu, công thức chế biến, số lượng nhân viên… khác nhau. Do đó nên chú trọng vào những hoạt động xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh marketing.

3.4. Tính giá cost món ăn theo cung – cầu

Cách tính giá cost món ăn theo cung – cầu hiểu đơn giản là nếu như nhu cầu của khách hàng tăng mà lượng đồ ăn mà mà nhà cung cấp ra ít thì giá của món ăn cũng sẽ tăng và ngược lại cung nhiều, cầu ít thì giá chắc chắn sẽ giảm.

Nhưng có điều quan trọng là nếu món ăn đó là món ăn độc quyền của nhà hàng thì anh/chị có thể cân nhắc để giá món ăn đó cao. Chú ý đừng tăng cao quá kẻo khách hàng sẽ quay lưng với nhà hàng.

3.4. Tính cost món ăn theo khả năng sinh lời

Tính cost món ăn theo khả năng sinh lời là cách tính sẽ dựa vào số lượng bán ra, doanh số, lợi nhuận của các món ăn trong menu. Anh/chị sẽ chú trọng vào những món ăn tốn ít chi phí nguyên vật liệu nhưng lại sinh ra lợi nhuận cao và được khách hàng order nhiều. Tuy nhiên đây là mốt cách tính nguy hiểm không nên được áp dụng nhiều. 

Tính cost món ăn hợp lý sẽ khiến khách hài lòng và muốn quay lại nhà hàng 

MISA CukCuk chia sẻ MIỄN PHÍ ebook “Chia sẻ cách thức định giá sản phẩm & 5 chiến lược giá trong kinh doanh ẩm thực” về các cách thức định giá sản phẩm, chiến lược giá bán đi kèm với bài học thực tiễn để các anh/chị sẵn sàng áp dụng ngay vào mô hình kinh doanh F&B của mình.


4. Lợi ích của bảng tính giá cost món ăn

Với những người kinh doanh đã lâu mà có dùng Bảng tính giá cost món ăn thì ai cũng phải ngạc nhiên trước sự tiện lợi của nó. Nếu như bạn còn đang phân vân hay là người đang chuẩn bị bắt đầu kinh doanh thì dưới đây sẽ là một số lợi ích mà bảng tính giá cost món ăn sẽ mang lại cho bạn:

  • Theo dõi được chi phí nguyên vật liệu đầu vào như: các loại rau củ quả, thực phẩm, gia vị.
  • Dễ dàng định giá các món ăn sao cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường trước khi đưa vào thực đơn.
  • Cân đối giá cả để đưa ra những chương trình giảm giá, chiến dịch quảng cáo cho cửa hàng và sản phẩm
  • Quản lý chi tiết được được những dòng tiền kinh doanh, phân bổ nguồn ngân sách hợp lý 
  • Tiết kiệm thời gian xác định, nắm bắt được lợi nhuận, lỗ của cửa hàng.

Tổng hợp chi tiết  tình hình tài chính của nhà hàng 

5. Tạm kết

Trên đây là bài viết cách tạo bảng file tính cost món ăn  mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Bảng file tính cost sẽ là một trong những yếu tố cần thiết cho những ai đang tìm hiểu về kinh doanh quán ăn hoặc đang làm quản lý nhà hàng. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách tạo ra bảng file tính cost món ăn đơn giản và hợp lý.

Hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe hỗ trợ quản lý thực đơn khoa học và chi tiết. Trong đó, nổi bật hơn cả có phần mềm quản lý bán hàng MISA CukCuk với các đặc điểm và tính năng nổi bật như sau:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ bán hàng từ ghi order, đặt bàn đặt chỗ đến thực hiện thanh toán, xuất hóa đơn điện tử ngay trên thiết bị.
  • Quản lý thực đơn linh hoạt dễ dàng thiết lập nguyên vật liệu, giá bán theo giờ/theo mùa.
  • Quản lý kho nguyên vật liệu chặt chẽ rõ ràng, dễ dàng nắm bắt tình hình nguyên vật liệu thiết và tồn dư tại kho.
  • Thu thập thông tin, phân loại và quản lý khách hàng để tạo các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp với từng nhóm.
  • Chủ động theo dõi công nợ, thu chi của nhà hàng hạn chế thất thoát.
  • Quản lý và phân quyền nhân viên theo vị trí, quản lý hoạt động thu mua NVL, doanh thu và báo cáo thống kê chi tiết.
  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ riêng biệt cho từng vị trí nhân viên trong quán, từ quản lý, nhân viên phục vụ, bếp, thu ngân… Mỗi vị trí sẽ có app quản lý hoặc bán hàng để tối ưu công việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tránh thất thoát.
  • Quản lý chuỗi nhà hàng đơn giản hơn với các tính năng có thể tùy chỉnh cho từng nhà hàng hoặc áp dụng toàn chuỗi.
  • Kết nối với hệ sinh thái MISA: hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán tiện lợi cho những nhà hàng đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng chính là ưu thế của MISA CukCuk so với một số phần mềm trên thị trường khi hỗ trợ báo cáo thuế và xuất hóa đơn điện tử, giúp cho việc quản lý tài chính và kế toán của nhà hàng trở nên đơn giản hơn.
  • Tích hợp được trên nhiều thiết bị giúp người dùng dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh nhà hàng mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi không có mặt tại nhà hàng.

Mời anh chị đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe MISA CukCuk:

Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng hải sản đặc sản…
23/03/2024
Review top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt…
27/03/2024
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ…
12/01/2024